zondag 28 maart 2010

Trắc nghiệm thân tâm (kệ số 412)

Người mẹ dạy con :


Phải thương yêu, bảo vệ kẻ yếu hơn con. Cho dù nó là con thỏ, con dế, con chuột, con sâu... con cũng không được sát hại ... vì thích xem chúng oằn oại dưới tay con. Con vật nào hung ác, bắt nạt kẻ yếu hơn ... con hãy xua đuổi chúng đi v...v...

Cậu con trai; nghe theo mẹ và nhập tâm những điều mà mẹ cậu truyền dạy cho mình.

Cậu ra bên ngoài vườn chơi; chợt thấy chim Đại Bàng mẹ ... quần ở bên trên, như đang muốn bổ nhào vào con thỏ trắng bé xinh.

- Cậu trên tay đang cầm một khúc gỗ! Đưa lên dọa con chim, miệng hô : Đi đi ! Đi đi ! Và ném cái gậy vào con chim mẹ đang hốt hoảng.

Buổi trưa về nhà ăn cơm. Cậu kể lại cho mẹ; câu chuyện "thiện" của mình. Người mẹ hôn con trai và khen : - Con mẹ thật ngoan!

Buổi sáng thứ 2, cậu cũng canh con chim Đại Bàng mẹ, và xua đuổi nó đi, khi Đại Bàng vừa định quắp một com chuột xù!

Buổi trưa, mẹ con gặp nhau ...

Mẹ lại khen cậu.

Ngày thứ ba ... cậu khá vất vã vì Đại Bàng mẹ gần như quyết tâm ... phải chộp được chú chồn màu xám nâu, trông thật dễ thương; kha khá to.

Cậu lại được người mẹ xoa đầu, cổ vũ và khen ngợi.

Buỗi tối đó, người thợ săn (người cha) về lại ngôi nhà của mình...

Ông hôn vợ con, ngồi vào bàn ăn; một chút buồn bã ông nói :

- Mình à! Con trai ngoan của bố biết không?

- Thưa bố, có chuyện chi thế ạ?

- À ... có. Mấy con chim Đại Bàng con trên núi, đã chết khô vì mẹ nó không có được miếng mồi nào mang về cho chúng!

-------------======================---------------------------
Là chủ đề tự mình hỏi lại mình, Chỉ cần 5 phúc là Thiện hữu giải đáp xong.

Dựa theo bài kệ thể thơ văn vần trong kinh Pháp Cú của thầy Thiện Nhựt.

Sau đó Thiện hữu chỉ chọn Có hoặc Không! Chúc an vui!

Đời nầy, kẻ vượt thoát ràng-buộc,
Của cả hai điều thiện và ác,
Chẳng sầu, thanh-tịnh và giải-thoát,
Như-Lai gọi là Bà-la-môn.
(Kệ số 412.)

--------------------------------------------------------

1. a)- Thiện hữu hiểu bài kệ này.
1. b)- Thiện hữu không hiểu bài kệ này.

2. a)- 5 phúc Thiện hữu học thuộc lòng.
2. b)- 5 Phúc Thiện hữu không thể học thuộc lòng.

3. a)- Bài kệ giống trong trường hợp của Thiện hữu.
3. b)- Bài kệ không giống trong trường hợp của Thiện hữu.

4. a)- Thiện hữu sẽ thực hành theo bài kệ này.
4. b)- Thiện hữu không thể thực hành theo bài kệ này.

5. Kết luận bài kệ này nằm trong.

a)- Nhơn Thiện, b)- Quả Thiện,

c)- Nhơn ác, d)- Quả ác.

Ý nghĩa bài kệ:

Geen opmerkingen:

Een reactie posten